Bình bột chữa cháy được xem là vật dụng phòng cháy, xử lý hoả hoạn được dùng khá phổ biến trong mỗi gia đình, công ty, xí nghiệp. Nhiều người thắc mắc rằng không biết bột trong bình chữa cháy có độc không? Có nguy hiểm đến sức khoẻ con người không? Tất cả sẽ được Thiên Bằng bật mí ngay tại bài viết dưới đây.
Muốn biết bột chữa cháy có độc không trước tiên chúng ta cần hiểu rõ về bình bột chữa cháy nhé. Bình bột chữa cháy được cấu tạo từ loại thép có tính chịu lực cao, gồm các bộ phận: vòi chữa cháy, đồng hồ đo áp lực và cụm van.
Thực chất bột chữa cháy là loại bột màu trắng, có tác dụng dập tắt lửa rất nhanh, không bắt lửa. Bột chữa cháy có chứa 80% là chất NaHCO3 – là một hợp chất hoá học không độc, không nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Bột chữa cháy hoạt động với cơ chế làm loãng oxy và hỗn hợp cháy. Khi đám cháy xảy ra, bột được bơm vào gốc lửa, lúc này chất NaHCO3 có phản ứng nóng với lửa để tạo ra khí CO2 giúp dập tắt đám cháy.
Theo như chuyên gia tại Thiên Bằng cho biết bột trong bình chữa cháy có độc không, điều này sẽ phụ thuộc vào cách thức bạn sử dụng. Xét theo lý thuyết thì bột chữa cháy không gây nguy hiểm tới sức khoẻ tuy nhiên không phải là an toàn. Bởi lẽ, khi đám cháy xảy ra tạo ra lượng CO2 do phản ứng giữa NaHCO3 và nhiệt tương đối lớn.
Và loại khí CO2 nếu đi vào phổi thì sẽ gây ra tình trạng khó thở. Khi đám cháy xảy ra, bạn không tránh được tình trạng hít phải loại khí CO2. Nếu đám cháy nhẹ thì có thì không sao, còn với đám cháy lớn sau khi xử lý xong xuôi bạn cần tìm đến trung tâm y tế để xử lý ngay. Bởi lẽ bột chữa cháy có khả năng ngăn cản oxy tiếp xúc với lửa nên nếu hít phải thì cơ thể bạn cũng không dung nạp nổi oxy.
Nếu không may hít phải bột chữa cháy, tuy không ảnh hưởng đến sức khoẻ sóng loại bột này cũng có thể gây ra hiện tượng nóng rát họng, đau bụng, nghiêm trọng hơn nữa là đau dạ dày. Do vậy cố gắng không ăn phải bột chữa cháy, các gia đình cần lưu ý trẻ nhỏ. Trường hợp bột chữa cháy rớt vào đồ ăn, thực phẩm bạn phải làm sạch sẽ chúng ngay thôi nào.
Ngoài ra chất bột chữa cháy có thành phần hóa chất gây nên kích ứng da (đối với người nhạy cảm da). Vậy nên bạn cần tắm rửa sạch sẽ loại bỏ hoàn toàn bột chữa cháy bám dính lên da cơ thể.